Xin hướng dẫn hs code cho hàng hóa

Tiêu đề:Xin hướng dẫn hs code cho hàng hóa
Hỏi:Kính gửi Cục Hải Quan Công ty chúng tôi muốn nhập khẩu hạt MASTERBATCH WHITE từ Trung Quốc , thành phần: khan Natri sunlfat : 80%, polyethylen: 5% , sáp farafin 5%, thì công ty nên áp mã hs nào cho phù hợp nhất với mặt hàng trên Mong nhận được tư vấn từ quý cơ quan Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Trả lời:Nội dung trả lời:
1/ Hướng dẫn phân loại hàng hóa:
Căn cứ Khoản 1 Điều 26 Luật Hải quan  số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014: “Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam”.
Căn cứ Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính Phủ;  Nghị Định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/04/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ; Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính;  Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính Phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan;
Căn cứ Thông tư 65/2017/TT-BTC ngày 27/06/2017 về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Do quý Công ty cung cấp không đủ thông tin cụ thể theo qui định tại điều 26 Luật Hải quan nên cơ quan hải quan chưa có đủ cơ sở để hướng dẫn phân loại, áp mã số hàng hóa chính xác.
Công ty có thể nghiên cứu tham khảo nội dung chú giải 3 chương 32:
“3.- Các nhóm 32.03, 32.04, 32.05 và 32.06 cũng áp dụng cho các chế phẩm dựa trên các chất màu (kể cả trường hợp thuộc nhóm 32.06, các chất màu thuộc nhóm 25.30 hoặc Chương 28, vảy và bột kim loại), loại sử dụng để tạo màu mọi chất liệu hoặc dùng như là nguyên liệu trong việc sản xuất các chế phẩm màu. Tuy nhiên các nhóm này không áp dụng cho các thuốc màu phân tán trong môi trường không chứa nước, ở dạng lỏng hoặc dạng nhão, loại dùng để sản xuất sơn, kể cả men tráng (nhóm 32.12), hoặc cho các chế phẩm khác thuộc nhóm 32.07, 32.08, 32.09, 32.10, 32.12, 32.13 hoặc 32.15.”
Căn cứ nội dung nhóm 32.04:  “- Chất màu hữu cơ tồng hợp, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học; các chế phẩm đã được ghi trong Chú giải 3 của Chương này dựa trên các chất màu hữu Cơ tổng hợp; các sản phẩm hữu cơ tổng hợp được dùng như các tác nhân tăng sáng huỳnh quang hoặc như chất phát quang, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học (+)..”
Tham khảo nội dung chú giải chi tiết HS 2012, 2017 nhóm 32.04
“(A) Chất màu hữu cơ tổng hợp ở trạng thái chưa trộn lẫn (các hợp chất đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học) vả chât màu hữu cơ tổng hợp đã được pha loãng với các chất không có đặc tính nhuộm (ví dụ, sulphate natri khan, clorua natri, dextrin, tinh bột) chúng có tác dụng làm giảm hoặc chuẩn hóa mầu sắc. Việc bổ sung thêm một lượng nhỏ các sản phẩm hoạt động bề mặt nhằm tạo thuận lợi cho quá trình thấm và ngưng kết của thuốc nhuộm, điều đó không làm ảnh hưởng đến việc phân loại chất màu. Chất màu của những mô tá này thường ở dạng bột, dạng tinh thể, dạng nhão,…”
Tham khảo nội dung chú giải 3,6 chương 39 chi tiết HS 2012, 2017
“3.- Các nhóm 39.01 đến 39.11 chỉ áp dụng đối với các mặt hàng được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp hoá học, thuộc các loại sau:
(a) Các loại polyolefin tổng hợp dạng lỏng có hàm lượng dưới 60% tính theo thể tích cất thu được bằng phương pháp chưng cất giảm áp ở nhiệt độ 300°c,
(b) Các loại nhựa chưa được polyme hoá ở mức độ cao, thuộc loại comarone-indene (nhóm 39.11);
(c) Các loại polyme tồng hợp khác trung bình có tối thiểu 5 đơn vị monome trong mạch;
(d) Silicon (nhóm 39.10);
(e) Resol (nhóm 39.09) và các tiền polyme khác.áp suất 1.013 milibar (các nhóm 39.01 và 39.02);…
6.- Trong các nhóm từ 39.01 đên 39.14, thuật ngữ “dạng nguyên sinh” chỉ áp dụng với những dạng sau:
(a)Dạng lỏng và dạng nhão, kể cả dạng phân tán (dạng nhũ tương và huyền phù) và dạng hoà tan;
(b)Các khối với hình dạng không đều, cục, bột (kể cả bột đúc khuôn), hạt, mảnh và các dạng khối tương tự.”
…“Dạng nguyên sinh
Các nhóm 39.01 đến 39.14 chi gồm những hàng hoá ở dạng nguyên sinh. Thuật ngữ “dạng nguyên sinh” được định nghĩa trong Chú giải 6 của Chương này. Nó chỉ áp dụng đối với các dạng sau:
1) Dạng lỏng và bột nhão. Chúng có thể là một polyme cơ sở được “xử lý” bằng nhiệt hoặc bằng phương pháp khác để tạo ra vật liệu cuối cùng, hoặc có thể ở dạng phân tán (nhũ tương và huyền phù) hoặc ở dạng hòa tan của những vật liệu chưa được xử lý hoặc đã xử lý một phần. Ngoài những chất cần thiết để ‘xử lý” (như là các chất làm cứng (các tác nhân có liên kết ngang) hoặc là những chất cùng phản ứng khác và những chất xúc tiến), nhũng chất lỏng hoặc bột nhão này có thể chứa các vật liệu khác như là chất hoá dẻo, chất làm ổn định, chất làm đầy (chất độn) và chất màu, chủ yếu nhằm làm cho sản phẩm cuối cùng có những tính chất vật lý đặc biệt hoặc các đặc tính mong muốn khác. Các chất lỏng và bột nhão này được sử dụng để đúc, ép đùn…,và cũng được dùng như các vật liệu thấm, chất phủ bề mặt, các thành phần cơ bản cho vecni và sơn, hoặc như keo, hồ, chất làm tăng độ dày, chất tạo bông…
Khi thêm vào một vài chất thì những sản phẩm tạo ra phải đáp ứng sự mô tả ở một nhóm cụ thể hơn ở nơi khác trong Danh mục, chúng bị loại trừ khỏi Chương 39; ví dụ, đó là trường hợp với:
(a) Keo đã điều chế- xem loại trừ (b) ở phần cuối của Chú giải tổng quát này.
(b) Các phụ gia đã điêu chê cho dâu khoáng (nhóm 38.11).
Cần phải lưu ý rằng các dung dịch (trừ các chất keo) bao gồm bất kỳ các sản phẩm được chi tiết trong các nhóm 39.01 đến 39.13 trong các dung môi hữu cơ dễ bay hơi, khi trọng lượng của dung môi vượt quá 50% so với trọng lượng của dung dịch thì bị loại trừ khỏi Chương này và thuộc nhóm 32.08 (xem Chú giải 2(e) của Chương này)
Các polyme dạng lỏng không có dung môi, được nhận biết một cách rõ ràng nhằm sử dụng một cách độc lập như vecni, (trong đó sự tạo ra một lớp màng phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm không khí hoặc oxy trong không khí và không phụ thuộc vào việc thêm chất làm cứng), thì được phân loại vào nhóm 32.10. Khi không thể nhận biết như trên thì được xếp vào Chương này.
Các polyme ở dạng nguyên sinh được bổ sung thêm các chất phụ gia, làm cho sản phẩm phù hợp để sử dụng như ma tít, được phân loại vào nhóm 32.14.
2) Dạng bột, hạt và mảnh. Trong những dạng này, chúng được dùng để đúc, để sản xuất vecni, keo, hồ,… và cũng được sừ dụng như chất làm tăng độ dày, chất tạo bông… Chúng có thể gồm các vật liệu chưa được plastic hóa, mà trở thành plastic trong quá trình xử lý và đúc, hoặc gồm các vật liệu đã được thêm các chất hoá dẻo; những vật liệu này có thể kết hợp với chất độn (ví dụ, bột gỗ, cellulose, sợi vải, các chất khoáng, tinh bột), chất màu hoặc những chất khác đã trích dẫn tại Điểm (1) ở trên. Các loại bột có thể được sử dụng, ví dụ, để phủ những đối tượng bằng cách sử dụng nhiệt có hoặc không có tĩnh điện”
Để có cơ sở khai báo hải quan, đề nghị Công ty căn cứ hàng hóa thực tế nhập khẩu, nghiên cứu các quy định về phân loại hàng hóa nêu trên: căn cứ hồ sơ, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa thực tế nhập khẩu để phân loại, áp mã số phù hợp.
Trong trường hợp cần thiết Công ty liên hệ trực tiếp với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để được hướng dẫn cụ thể. Hoặc công ty có thể sử dụng các dịch vụ giám định của các tổ chức giám định theo quy định của pháp luật theo khoản 3, Điều 3, Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Hướng dẫn thủ tục xác định trước mã số:
Thủ tục và điều kiện xác định trước mã số quy định tại Điều 23, Điều 24 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính Phủ. Khoản 11, Điều 1 Nghị Định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/04/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ
Theo quy định trên thì trường hợp Công ty muốn xác định trước mã số của hàng hóa xuất khẩu thì phải gửi hồ sơ đến Tổng cục Hải quan ( theo địa chỉ: Lô E3, đường Dương Đình Nghệ, Quận Cầu giấy, TP.Hà Nội) để được giải quyết đúng theo thẩm quyền.
Hồ sơ xác định trước mã số thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
    Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh hướng dẫn để Quý Công ty được biết.
Loại hình:Thuế xuất nhập khẩu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *