Tiêu đề: | Thuế nhập khẩu trái cây khô từ Mỹ |
Hỏi: | Xin chào phòng thuế XNK- Cục Hải Quan TP HCM,cty em muốn nhập khẩu mặt hàng trái cây khô từ Mỹ(trái cherry khô,trái blueberry khô). Cty em muốn biết các loại thuế sẽ áp dụng cho mặt hàng này khi cty nhập khẩu mặt hàng này về Việt Nam. Rất mong được sự trả lời từ quí Cơ quan. Xin Cám Ơn. |
Trả lời: | Nội dung trả lời: 1. Hướng dẫn phân loại hàng hóa: Điều 26 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 quy định: “Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.” Do doanh nghiệp cung cấp không đủ thông tin nên cơ quan hải quan chưa có đủ cơ sở để hướng dẫn phân loại, áp mã số hàng hóa chính xác cho mặt hàng “trái cây khô”. Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh hướng dẫn doanh nghiệp nghiên cứu các văn bản sau để phân loại, áp mã số cho mặt hàng nêu trên: Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư 103/2015/TT-BTC ngày 01/7/2015 ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo; Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan; Chú giải chi tiết HS 2012. Căn cứ nội dung Chương 08 “Quả và quả hạch (nut) ăn được; vỏ quả thuộc họ cam quýt hoặc các loại dưa ”. Căn cứ nội dung chú giải của chương: “1. Chương này không bao gồm các loại quả hạch (nut) hoặc quả không ăn được. 2. Quả và quả hạch (nut) ướp lạnh được xếp cùng nhóm với quả và quả hạch (nut) tươi tương ứng. 3. Quả hoặc quả hạch (nut) khô thuộc Chương này có thể được hydrat hóa lại một phần, hoặc xử lý nhằm các mục đích sau: Tăng cường bảo quản hoặc làm ồn định (ví dụ, xử lý bằng nhiệt vừa phải, bằng lưu huỳnh, bằng cách cho thêm axít socbic hoặc socbat kali), Cải thiện hoặc duy trì bể ngoài của chúng (ví dụ, bằng cách cho thêm dầu thực vật hoặc một lượng nhỏ xirô glucoza), với điều kiện là chúng vẫn giữ được đặc tính của quả và quả hạch (nut) khô”. Tham khảo nội dung chú giải chi tiết HS 2012 chương 08: “Chương này bao gồm các loại quả, quả hạch (nut) và vỏ quả thuộc chi cam quýt hoặc dưa (kể cả dưa hấu), nói chung dùng làm thực phẩm cho người (cho dù còn nguyên trạng hoặc đã chế biến). Chúng có thể ở dạng tươi (kể cả ướp lạnh), đông lạnh (trước đó đã hoặc chưa được hấp chín hoặc luộc chín trong nước hoặc cho thêm chất làm ngọt) hoặc làm khô (kể cả khử nước, làm bay hơi hoặc làm khô bằng đông lạnh); miễn là chúng không thích hợp để ăn ngay dưới trạng thái đó, chúng có thể được bảo quản tạm thời (ví dụ: bằng khí sulphur dioxide, ngâm nước muối, nước lưu huỳnh hoặc ưong các dung dịch bảo quản khác). Khái niệm “ướp lạnh” nghĩa là nhiệt độ của một sản phẩm đã được hạ xuống thường là trên dưới 0°c, nhưng chưa đến mức đông lạnh. Tuy nhiên một số sản phẩm, như dưa hoặc một số loại thuộc chi cam quýt, có thể được coi là được ướp lạnh khi nhiệt độ của chúng được giảm và duy trì ở mức +10°c. Khái niệm “đông lạnh” nghĩa là sản phẩm được làm lạnh ở nhiệt độ dưới mức đóng băng cho đến khi đông lạnh hoàn toàn. Quả và quả hạch (nut) thuộc Chương này có thể nguyên dạng hoặc được cắt lát, thái miếng, bỏ hạt, nghiền nát, nạo, cạo gọt hay bóc vỏ. Cần lưu ý rằng việc đồng nhất hoá các sản phẩm của Chương này, bản thân nó, sẽ không làm sản phẩm thuộc Chương này đủ điều kiện để được phân loại vào Chương 20. Việc bổ sung một lượng nhỏ đường không làm ảnh hưởng đến việc phân loại của quả vào Chương này. Chương này cũng bao gồm cả những loại quả khô (ví dụ, chà là và mận khô, với một lớp đường tự nhiên đã khô còn lại trcn bề mặt khiến chúng có vẻ giống với những quả bọc đường của nhóm 20.06. Tuy nhiên, Chương này không bao gồm quả được bảo quản bằng cách thấm lọc tách nước. Khái niệm ‘Thấm lọc tách nước” đùng để chỉ quá trình xử lý mà theo đó các mảnh quả được ngâm kéo dài ưong xirô đường đậm đặc cho đến khi phần lớn nước và đường tự nhiên của quả được thay thế bằng đường có trong xirô. Quả sau đó có thể được hong khô (air-dried) để giảm thêm độ ẩm. Quả như vậy được phân loại vào Chưomg 20 (nhóm 20.08). Chương này cũng không bao gồm một số sản phẩm rau quả được nêu cụ thể hơn tại các Chương khác, mặc dù về mặt thực vật một số là các loại quả, ví dụ: a) Ôliu, cà chua, dưa chuột, dưa chuột ri, bí, bí đỏ, cà tím, các loại quả thuộc chi Capsicumhoặc chi Pimenta (chương 7). b) Cà phê, vani, hạt bách xù và các sản phẩm khác của (Chương 9). c) Lạc và một số hạt có dầu, các loại quả chủ yéu dùng trong dược phẩm hoặc chế nước hoa, hạt cây minh quyết, hạt mơ hoặc hạt của các quả tương tự (Chương 12. i) Hạt ca cao (nhóm 18.01. Chương này cũng không bao gồm: ii) Bột, bột thô, bột mịn chế biến từ quả (nhóm 11.06). iii)Quả và quả hạch (nut) ăn được và vỏ quả dưa hoặc quả thuộc chi cam quýt, được chế biến hoặc bảo quản theo các phương pháp khác với các phương pháp đã được kể trên (Chương 20). iiii)Quả và quả hạch (nut) được rang chín (ví dụ, hạt dẻ, hạnh nhân và sung, vả), đã hoặc chưa xay, nghiền, thường được sử dụng như chất thay thế cà phê (nhóm 21.01). Cần lưu ý quả và quả hạch (nut) thuộc Chương này vẫn được phân loại ở đây ngay cả khi chúng được đóng bao bì kín khí (ví dụ, mận khô, quả hạch (nut) khô đóng hộp). Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, những sản phẩm đóng gói theo cách này đều đã được chế biến hoặc bảo quản theo cách khác với cách đã nêu tại các nhóm thuộc Chương này và vì vậy chúng bị loại trừ (Chương 20)”. 2. Hướng dẫn áp dụng sắc thuế: Mặt hàng trái cây khô thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng khi nhập khẩu. Đề nghị Doanh nghiệp nghiên cứu các văn bản sau để xác định thuế suất thuế nhập khẩu, thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định: Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26/06/2014 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam. 3. Hướng dẫn xác định trước mã số: Để thuận lợi trong quá trình làm thủ tục hải quan, làm cơ sở để khai báo chính xác mã số hàng hóa, doanh nghiệp có thể thực hiện xác định trước mã số hàng hóa theo các văn bản hướng dẫn sau: -Thủ tục và điều kiện xác định trước mã số quy định tại Điều 23, Điều 24 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính Phủ. -Hồ sơ xác định trước mã số theo quy định tại Điều 7 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài Chính. Trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục để được hướng dẫn cụ thể. Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh trả lời để doanh nghiệp rõ |
Loại hình: | Thuế xuất nhập khẩu |