Việt Nam được biết đến là quốc gia nông nghiệp với năng lực xuất khẩu gạo trong top 3 thế giới . Thời điểm hiện tại , sau khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo làm cho thị trường xuất khẩu gạo trở nên nóng hẳn lên . Chính vì thế , nhiều doanh nghiệp đang băn khoăn về thủ tục xuất khẩu gạo ra sao ? Cùng mình tham khảo bài viết về thủ tục xuất khẩu gạo dưới đây nhé .
I. QUY TRÌNH , THỦ TỤC XUẤT KHẨU GẠO :
1. Đăng kí hợp đồng xuất khẩu gạo :

Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo và nộp cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam, gồm:
- Văn bản đề nghị đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo;
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng xuất khẩu gạo đã được ký kết;
- Bản chính báo cáo lượng thóc, gạo có sẵn, trong đó nêu rõ tổng lượng thóc, gạo doanh nghiệp có sẵn trong kho; địa chỉ cụ thể và lượng thóc gạo có trong mỗi kho chứa thóc, gạo của doanh nghiệp;
- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo còn hiệu lực, khi đăng ký hợp đồng lần đầu;
Nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết. Nếu có lý do chính đáng, thời hạn này được kéo dài thêm nhưng không quá 10 ngày làm việc.
2. Yêu cầu , điều kiện thủ tục xuất khẩu gạo :
Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
- Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
- Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.
- Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng mình việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình được thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.
II. HS CODE , THUẾ XUẤT KHẨU , THỦ TỤC HẢI QUAN :
1. Hs code :

- 10061010: Để gieo trồng
- 10061090: Loại khác
- 100620: Gạo lứt
- 10062010: Gạo Thai Hom Mali
- 10062090: Loại khác
- 100630: Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa đánh bóng hạt hoặc hồ:
- 10063030: Gạo nếp
- 10063040: Gạo Thai Hom Mali
- 10063091: Loại khác (Gạo luộc sơ)
- 10063099: Loại khác
- 100640: Tấm
- 10064010: Loại dùng làm thức ăn chăn nuôi
- 10064090: Loại khác
Trên đây là một số Hs code tham khảo , bạn cần check thêm hs code khác liên hệ mình nhé : Mr.Trung 0934.933.707
2. Biểu thuế xuất khẩu :
- Thuế xuất khẩu : 0%
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): 0% hoặc 5 %
3. Thủ tục hải quan :
Bộ hồ sơ gồm có :
- Commercial Invoice
- Packing list
- Bill of Lading
- C/O (nếu có)
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo hoặc là hợp đồng ủy thác của công ty cần xuất và một công ty đã đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
- Giấy đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo
Chúc các bạn thành công và hoàn thành thủ tục xuất khẩu gạo nhé . A.N.T Shipping sẽ luôn đồng hành bên bạn .
Nếu lỡ như bạn đang gặp khó khăn hay cần hỗ trợ thêm các dịch vụ khác đừng ngần ngại mà hãy gọi ngay cho Trung : 0934.933.707 . Mình sẽ giúp bạn giải quyết những khó khăn này ngay ạ .
Tham khảo thêm các bài viết :
THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỊT BÒ ĐÔNG LẠNH
THỦ TỤC NHẬP KHẨU TRÁI CÂY ĐÔNG LẠNH