Thủ tục Hải quan đối với hàng hóa nhập theo hình thức PMD

Tiêu đề:Thủ tục Hải quan đối với hàng hóa nhập theo hình thức PMD
Hỏi:Kính gửi: Bộ phận tư vấn hỗ trợ TTHQ Cục Hải Quan TPHCM
Lời đầu tiên cho phép Doanh nghiệp chúng tôi gửi lời chúc sức khỏe toàn thể cán bộ, nhân viên Cục Hải Quan TPHCM.
Sau đây chúng tôi xin đặt câu hỏi nhờ Bộ phận tư vấn hỗ trợ TTHQ Cục Hải Quan TPHCM giải đáp thắc mắc của Doanh nghiệp như sau:
Hiện tại khách hàng chúng tôi có một lô hàng Tem (nhãn) để treo vào sản phẩm để xuất khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh Fedex. Mặt hàng Tem này do khách hàng mua từ đối tác khác bên China và đối tác bên China gửi về trực tiếp cho khách hàng chúng tôi. Các khoản phí và tiền hàng thì bên đối tác chịu, còn người nhận hàng không phải thanh toán bất kỳ khoản chi phí phát sinh nào. Với mặt hàng Tem này bên đối tác mua và gửi về qua dịch vụ chuyển phát nhanh Fedex cho khách hàng chúng tôi rất nhiều lần. Nhưng đến lần này thì bên Fedex thông báo Cơ quan Hải quan căn cứ vào Nghị định 177/2013/NĐ-CP về luật giá –> không cho nhập loại Tem này theo hình thức PMD.
Lý do: Trên Tem thể hiện thông tin về đơn giá bán sản phẩm Với thông tin và cắn cứ trên thì Doanh nghiệp có được phép làm thủ tục nhập mặt hàng Tem (nhãn) này theo hình thức phi mậu dịch (H11) không?
Trân trọng cảm on.
Trả lời:Theo quy định tại Công văn 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/4/2015 của Tổng cục hải quan, mã loại hình H11 được sử dụng cho: “Bao gồm hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài; hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này; hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; hàng hóa là hàng mẫu không thanh toán; hàng hóa là hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hóa mang theo người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế (bao gồm hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới vượt định mức miễn thuế).
Theo trình bày của công ty, nhãn treo do khách hàng của công ty nhập khẩu từ  đối tác bên China gửi về để gắn vào sản phẩm sau đó xuất khẩu. Các khoản phí và tiền hàng do bên đối tác chịu, người nhận hàng không phải chịu bất kỳ khoản chi phí phát sinh nào.
Như vậy, thực chất hoạt động của khách hàng và phía đối tác China có liên quan đến hoạt động sản xuất hàng hóa và xuất khẩu.  Do đó không thuộc các trường hợp sử dụng loại hình H11 theo quy định trên.
Công ty có thể lựa chọn nhập khẩu theo hình thức nhập gia công hoặc sản xuất xuất khẩu. Nhãn mác nhập khẩu phải tuân thủ quy định tại Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hưu trí tuệ.
Loại hình:Giám sát quản lý

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *