Mã HS của Màu caramel tự nhiên

Tiêu đề:Mã HS của Màu caramel tự nhiên
Hỏi:Kính gởi Cục Hải quan TP.HCM, Công ty chúng tôi dự kiến nhập khẩu mặt hàng Màu caramel tự nhiên với Thành phần bao gồm: 70% Lúa mạch rang (Roasted malt barley) & 30% đường cháy (burn caramel sugar). Hoàn toàn tự nhiên không pha thêm chất khác. Nhờ Cục Hải quan tư vấn mã HS nào có thể áp cho sản phẩm này? Kính mong Cục Hải quan hướng dẫn để doanh nghiệp thực hiện cho đúng.
Trả lời:1. Hướng dẫn về phân loại hàng hóa:
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qui định tại Điều 26“Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam”;
Căn cứ Nghị Định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ; Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy địnhvề thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/7/2015; Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Căn cứ nội dung Nhóm19.01: “ Chiết  suất từ malt; thức ăn chế biến từ bột, tấm, bột thô, tinh bột hoặc chiết  suất của malt, không chứa cacao hoặc chứa dưới 40% trọng lượng là ca cao đã khử toàn bộ chất béo, ch¬ưa đư¬ợc chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; thức ăn chế biến từ các sản phẩm thuộc các nhóm từ 04.01 đến 04.04, không chứa cacao hoặc chứa dưới 5% trọng lượng là ca cao đã khử toàn bộ chất béo, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác”.
Trong đó:
1901.10: – Chế phẩm dùng cho trẻ em, đã đóng gói để bán lẻ:
1901.20: – Bột trộn hoặc bột nhào để chế biến thành các loại bánh thuộc nhóm  19.05
1901.90: – Loại khácCăn cứ nội dung Chú giải HS năm 2012.
Căn cứ nội dung “Chó gi¶i phân nhóm”:
(I) Chiết  suất từ malt
Các loại chiết suất từ malt vẫn đư¬ợc xếp trong nhóm này có thể có dạng lỏng sánh hoặc dạng khối (chiết xuất từ malt khô).
Các loại chiết suất từ malt có lexitin, vitamin, muối vẫn xếp vào nhóm này nếu chúng không  trở thành chế phẩm d¬ược phẩm theo chư¬ơng 30.
Chiết xuất từ malt được sử dụng chủ yếu trong sản xuất thực phẩm cho trẻ em hoặc cho ăn kiêng hoặc cho nấu nư¬ớng hoặc dùng trong sản xuất d¬ược phẩm. Có các loại dạng lỏng siro đ¬ợc sử dụng trong sản xuất bánh mì để tăng phẩm chất bột làm bánh mì và đ¬ược sử dụng trong công nghiệp dệt.
Nhóm này bao gồm các loại thực phẩm chế biến từ bột, tấm, bột thô, tinh bột, chiết xuất từ malt.Các thành phần quyết định đặc tính của chế phẩm, dù có ¬ưu thế hay không về mặt trọng l¬ượng và khối l¬ượng.
Ngoài các thành phần chính trong thành phần của chế phẩm có thêm những chất khác như¬: sữa, đư¬ờng, trứng, cafein, albumin, chất béo, dầu ăn, h¬ơng vị, gluten bột mì, bột màu thực phẩm, vitamin, hoa quả hoặc một số chất khác nhằm tăng thêm đặc tính của chế phẩm  hoặc cacao với điều kiện là hàm lư¬ợng cacao thêm vào phải có tỉ trọng d¬ưới 40% đ¬ược tính toán trên cơ sở chất béo đã đ¬ược rút hết (xin xem phần  Chú giải của chương này).
Căn cứ nội dung Nhóm 19.04: “Thực phẩm chế biến thu được từ quá trình nổ hoặc rang ngũ cốc  hoặc từ các sản phẩm ngũ cốc (ví dụ: mảnh ngô chế biến từ bột ngô (corn flakes)); ngũ cốc (trừ ngô) ở dạng hạt, mảnh hoặc hạt đã làm thành dạng khác (trừ bột, tấm và bột thô), đã làm chín  sơ hoặc chế biến cách khác, ch¬ưa đ¬ược chi tiết hoặc ghi ở nơi khác”.
1904.10: – Thực phẩm chế biến từ quá trình nổ hoặc rang ngũ cốc hoặc từ các sản phẩm ngũ cốc
1904.20: – Thực phẩm chế biến từ mảnh ngũ cốc chư¬a rang hoặc từ hỗn hợp của mảnh ngũ cốc ch¬ưa rang và mảnh ngũ cốc đã rang hoặc ngũ cốc đã nổ.
1904.30: – Lúa mì sấy khô đóng bánh.
1904.90: – Loại khác.Căn cứ nội dung Chú giải HS năm 2012.
Căn cứ nội dung “Chú giải phân nhóm”:
(A) Sản phẩm chế biến từ quá trình nổ hoặc rang ngũ cốc (thí dụ: bỏng ngô).
Nhóm này bao gồm một loạt các loại thực phẩm đ¬ược chế biến từ các loại hạt ngũ cốc (ngô, lúa mì, gạo, lúa đại mạch.. vv) đ¬ược làm giòn bằng cách nổ hoặc rang. Chúng chủ yếu đ¬ược dùng làm thức ăn sáng có hoặc không kèm thêm sữa. (xin xem chú giải 3 và phần khái quát chung của chương này) đ¬ược rang hoặc nổ hoặc bằng cả 2 ph¬ương pháp cùng một lúc để thu đ¬ược các sản phẩm giòn tan. Các chế phẩm đ¬ược dùng riêng hoặc trộn với sữa chủ yếu đ¬ược sử dụng làm đồ ăn sáng. Trong hoặc sau quá trình chế biến, các sản phẩm này có thể đư¬ợc thêm muối, đ¬ường hoặc n¬ước mật, chiết xuất từ malt hoặc hoa quả, ca cao… (xem chú giải 3 chư¬ơng này: “3. Nhóm 19.04 không bao gồm các chế phẩm có chứa trên 6% trọng lư-ợng là bột ca cao được tính trên cơ sở đã khử toàn bộ chất béo hoặc được bọc socola hay các chế phẩm thực phẩm khác có chứa ca cao thuộc nhóm 18.06 (nhóm 18.06”).Căn cứ nội dungNhóm 21.01:“chất Chiết xuất, tinh chất và chất cô đặc từ cà phê, chè, chè Paragoay và các chế phẩm có thành phần cơ bản là cà phê, chè, chè Paragoay; rễ rau diếp xoăn rang và các chất khác thay thế cà phê rang, các chất chiết xuất, tinh chất và các chất cô đặc từ các sản phẩm thay thế đó:”
– Chất chiết xuất, tinh chất và chất cô đặc từ cà phê, và các chế phẩm có thành phần cơ bản là từ các chất chiết xuất, tinh chất hoặc các chất cô đặc này hay có thành phần cơ bản là cà phê.
2101.11: – – Chất chiết xuất, tinh chất và chất cô đặc
2101.12: – – Các chế phẩm có thành phần cơ bản từ các chất chiết xuất, tinh chất và chất cô đặc hoặc có thành phần cơ bản từ cà phê
2101.20: – Chất chiết xuất, tinh chất và các chất cô đặc từ chè, chè Paragoay và các chế phẩm có thành phần cơ bản từ các chất chiết suất, tinh chất hoặc chất cô dặc này hoặc có thành phần cơ bản từ chè hoặc chè Paragoay
2101.30: – Rễ rau diếp xoăn rang và các chất thay thế cà phê rang khác, chất chiết xuất, tinh chất và các chất cô đặc từ các sản phẩm trên.
Căn cứ nội dung Chú giải HS năm 2012.
Căn cứ nội dung “Chú giải phân nhóm”:
(5) Rễ rau diếp xoăn rang và các chất thay thế khác của cà phê rang và các chiết xuất, tinh chất và chất cô đặc của các sản phẩm trên. Đây là tất cả các loại sản phẩm đã rang dùng để thay thế và bắt chước cà phê bằng cách hãm bằng nước nóng hoặc để cho thêm vào cà phê. Các sản phẩm này đôi khi được gọi là cà phê có kèm theo tên của nguyên liệu nền (thí dụ cà phê đại mạch, cà phê mạch nha, cà phê sồi…).
Để chế biến những loại sản phẩm thay thế khác của cà phê người ta thường sử dụng củ cải đường, cà rốt, vả, ngũ cốc (chủ yếu là lúa đại mạch, lúa mì, mạch đen), đậu lipin, (hạt) đậu tương, đậu Hà Lan nhỏ, sồi ăn được, hạt chè chà là hoặc hạnh nhân, rễ bồ công anh, hạt dẻ. Mạch nha rang đã được đóng gói để làm chất thay thế cà phê cũng được xếp vào nhóm này.
Các sản phẩm này có thể dạng miếng, hạt hoặc bột hoặc dưới dạng các chiết xuất lỏng hoặc rắn. Chúng có thể còn nguyên chất hoặc trộn lẫn với nhau hoặc có thêm một số chất khác (thí dụ: muối, carbonate kiềm…). Các sản phẩm này thường được đóng gói để bán lẻ.Do doanh nghiệp cung cấp không đủ thông tin nên cơ quan hải quan chưa có đủ cơ sở để hướng dẫn phân loại, áp mã số hàng hóa chính xácmặt hàng “Màu caramel tự nhiên với thành phần bao gồm: 70% lúa mạch rang (Roasted malt barley) & 30% đường cháy (burn caramel sugar)”.Công ty có thể tham khảo các qui định trên để phân biệt và khai báo hàng hóa cho chính xác dựa trên thực tế và tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất.
2. Hướng dẫn xác định trước mã số:
Để thuận lợi trong quá trình làm thủ tục hải quan, làm cơ sở để khai báo chính xác mã số hàng hóa, doanh nghiệp có thể thực hiện quy trình xác định trước mã số như sau:
        – Thủ tục và điều kiện xác định trước mã số quy định tại Điều 23, Điều 24 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ.
        – Hồ sơ xác định trước quy định tại Điều 7 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.
Tuy nhiên, để có cơ sở khai báo hải quan, đề nghị công ty căn cứ hàng hóa thực tế nhập khẩu, nghiên cứu các quy định về phân loại hàng hóa nêu trên: căn cứ hồ sơ, tài liệu kỹ thuật, các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa nhập khẩu và liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục để được hướng dẫn cụ thể và xác định mã số phù hợp.
Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh trả lời để doanh nghiệp được biết.
Loại hình:Thuế xuất nhập khẩu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *