Mã HS code cho mặt hàng Sodium Bicarbonate cho thức ăn chăn nuôi gia súc

Tiêu đề:Mã HS code cho mặt hàng Sodium Bicarbonate cho thức ăn chăn nuôi gia súc
Hỏi:Kính gửi Quý cơ quan Hải Quan! Công ty chúng tôi hiện có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng Sodium Bicarbonate dùng cho thức ăn chăn nuôi gia súc. Trong qua trình tìm hiểu thì thấy mặt hàng này có 02 mã HS, cụ thể như sau: + Trong biểu thuế thì mặt hàng Sodium Bicarbonate có mã HS là: 2836.30.00 + Trong danh mục thức ăn chăn nuôi của quyết định số 90/2006/QĐ-BNN ngày 02 tháng 10 năm 2006 thì có mã HS là: 2309.90.20. Vậy nhờ Quý cơ quan Hải Quan tư vấn giúp khi nhập khẩu thì chúng tôi sẽ khai báo theo mã HS nào cho đúng. Trân trọng cám ơn!
Trả lời:Nội dung trả lời:
1. Hướng dẫn về phân loại hàng hóa:
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qui định tại Điều 26“Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam”;
           Căn cứ Nghị Định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ; Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/7/2015; Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
    Căn cứ nội dung Nhóm 28.36: “Carbonat; peroxo carbonat (percacbonat); amoni carbonat thương phẩm có chứa amoni carbamat” 
Trong đó:
2836. 20 – DinatriCacbonat
2836. 30 – Natrihydro Cacbonat (Nabi Cacbonat)
2836. 40 – Kali Cacbonat
2836. 50 – Canxi Cacbonat
2836. 60 – Cacbonat Bari
2836. 70 – Chì  Cacbonat
– Loại khác
2836. 91 – – Lithi Cacbonat
2836. 92 – – Stronti Cacbonat
2836. 99 – – Loại khác
Căn cứ chú giải HS 2012;
Căn cứ nội dung “Chú giải chương”:
1. Trừ khi có các yêu cầu khác, các nhóm thuộc chương này chỉ bao gồm:
(a) Các nguyên tố hóa học riêng biệt và các hợp chất được xác định về mặt hóa học riêng biệt, có hoặc không chứa tạp chất.
(b) Các sản phẩm được nêu ở trong mục (a) trên đây đã được hòa tan trong nước.
2. Ngoài dithionit và sunphoxylat đã được làm chất ổn định bằng các chất hữu cơ (nhóm 28.31), cacbonat và peroxocarbonat của các bazơ vô cơ (nhóm 28.36),…
Căn cứ nội dung “Khái quát chung”:
Trừ khi có các yêu cầu khác, chương 28 được giới hạn cho các nguyên tố hoá học tách biệt và các hợp chất vô cơ tách biệt đã được xác định về mặt hoá học.
Một hợp chất đã được xác định về mặt hoá học riêng biệt là một hợp chất chứa một phân tử ( ví dụ như cộng hoá trị hoặc ion) mà thành phần của loại phân tử đó được xác định bởi một tỷ lệ không đổi của các nguyên tố và nó có thể được diễn tả bởi một sơ đồ cấu trúc xác định. Trong một mạng tinh thể, các phân tử tương ứng với sự lặp lại tế bào đơn vị.
Các nguyên tố của một hợp chất đã xác định về mặt hoá học riêng biệt liên kết với nhau theo một tỷ lệ đặc trưng nhất định xác định bởi hệ số hoá trị và các yêu cầu liên kết của các nguyên tử riêng biệt. Tỷ lệ các nguyên  tố là không đổi và đặc trưng cho mỗi hợp chất và do vậy người ta gọi nó là hệ số tỷ lượng.
Một vài sai số nhỏ trong các hệ số tỷ lượng có thể xẩy ra do các khoảng cách hoặc sự gắn kết trong mạng tinh thể. Các hợp chất này được mô tả nhờ hệ số tỷ lượng chuẩn và được xem như là các hợp chất đã được xác định về mặt hoá học riêng biệt nếu chứng minh rằng các sai số không được tạo ra có chủ định
Các nguyên tố và hợp chất đã xác định về mặt hóa học
(Chú giải 1 của chưong)
Các nguyên tố hóa học tách biệt và các hợp chất tách biệt đã xác định rõ về hóa học có các tạp chất hoặc hòa tan trong nước được phân loại ở chương 28.
Thuật ngữ “không tinh khiết”. Được áp dụng riêng biệt cho các chất mà sự có mặt của chúng ở dạng hợp chất hóa học đơn giản, duy nhất và trực tiếp thu được từ quá trình sản xuất (bao gồm cả sự tinh chế) các chất này có thể thu được từ một trong các yếu tố liên quan đến quá trình này và chủ yếu là các dạng sau:
(a) Nguyên liệu ban đầu chưa chuyển hóa
(b) Các tạp chất có trong nguyên liệu đầu
(c) Các thuốc thử sử dụng trong quá trình sản xuất (Bao gồm cả việc tinh chế)
(d) Các sản phẩm phụ.
Tuy nhiên cần chú ý rằng những chất như vậy không phải trong tất cả các trường hợp đều được xem là “những tạp chất” được thừa nhận theo chú giải 1 (a). Khi các chất này được cố ý để lại trong sản phẩm với ý định làm cho sản phẩm đặc biệt thích hợp cho việc sử dụng cho một mục đích đặc trưng khác hơn là  sử dụng cho mục đích thông thường đã quy định, thì  không được xem như là các tạp chất cho phép.
Các sản phẩm được thêm vào một số hóa chất nhằm giữ những sản phẩm này ở trạng thái vật lý ban đầu của chúng cũng sẽ được coi như là các chất ổn định, với điều kiện rằng lượng thêm vào  trong trường hợp nào cũng không  được vượt quá lượng cần thiết để đạt được kết quả mong muốn và chất thêm vào không làm thay đổi tính chất của sản phẩm gốc và không được sử dụng cho mục đích đặc biệt khác ngoài mục đích sử dụng thông thường đã quy định). Bằng cách áp dụng những quy định này, các tác nhân  chống  keo tụ có thể được thêm vào các sản phẩm của chương này. Những sản phẩm như vậy với các chất không thấm nước được thêm vào  sẽ được loại trừ, khi những tác nhân này làm biến đổi các đặc tính ban đầu của các sản phẩm này.Căn cứ nội dung Nhóm 23.09: “ chế phẩm được dùng trong chăn nuôi động vật”
2309.10 – Thức ăn cho chó hoặc mèo, đã đóng gói để bán lẻ
2309.90 – Loại khác
Nhóm này bao gồm các chế phẩm được dùng trong chăn nuôi động vật đã được cho thêm mật hoặc đường và cả các loại chế phẩm dùng trong chăn nuôi động vật là hỗn hợp của nhiều loại chất dinh dưỡng được sử dụng.
(1) Hoặc là để cung cấp cho động vật một khẩu phần ăn trong ngày có chừng mực và cân bằng (thức ăn đủ chất)
(2) Hoặc là để bổ sung cho các thức ăn có ở trang trại bằng một số các chất hữu cơ và vô cơ (thức ăn bổ sung)
(3) Hoặc nữa là để đưa vào sản xuất các loại thức ăn đủ chất hoặc thức ăn bổ sung.
Nhóm này bao gồm các loại chế phẩm dùng trong chăn nuôi động vật thu được từ quá trình chế biến các nguyên liệu thực vật hoặc động vật, và vì thế các chế phẩm này không còn giữ được các đặc trưng cơ bản của nguyên liệu ban đầu. Thí dụ như trong trường hợp các chế phẩm thu được từ các loại nguyên liệu thực vật đã qua các công đoạn xử lý làm cho các cấu trúc đặc trưng của tế bào các nguyên liệu thực vật ban đầu không còn nhận dạng được dưới kính hiển vi.
Như vậy, công ty nhập khẩu “hóa chất sodium bicarbonate dùng cho thức ăn gia súc” thì thuộc nhóm 28.36 . Tuy nhiên, do doanh nghiệp cung cấp không đủ thông tin nên cơ quan hải quan chưa có đủ cơ sở để hướng dẫn phân loại, áp mã số hàng hóa chính xác. Công ty có thể tham khảo các qui định trên để phân biệt và khai báo hàng hóa cho chính xác dựa trên thực tế và tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất.
2. Hướng dẫn xác định trước mã số:
Để thuận lợi trong quá trình làm thủ tục hải quan, làm cơ sở để khai báo chính xác mã số hàng hóa, doanh nghiệp có thể thực hiện quy trình xác định trước mã số như sau:
        – Thủ tục và điều kiện xác định trước mã số quy định tại Điều 23, Điều 24 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ.
        – Hồ sơ xác định trước quy định tại Điều 7 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.
Để thống nhất vệc áp mã HS đối với một số mặt hàng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trong sản xuất kinh doanh, Bộ Tài Chính đã có ý kiến trao đổi việc trên với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại công văn 994/BTC-TCHQ ngày 21/1/2014 và hai bên đã thống nhất áp mã HS mặt hàng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi như sau:
“- Từ ngày 10/8/2012 trở về trước: Mặt hàng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi nhập khẩu được áp mã HS theo các Quyết định số 90/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006, Quyết định số 65/2007/QĐ-BNN ngày 03/7/2007 và Quyết định số 88/2008/QĐ-BNN ngày 22/8/2008 của Bộ trưởng Bộ NNPTNT.
– Từ ngày 10/8/2012 trở đi: Mặt hàng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi nhập khẩu áp mã HS theo quy định tại Biểu thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài Chính.”
Để có cơ sở khai báo hải quan, đề nghị công ty căn cứ hàng hóa thực tế nhập khẩu, nghiên cứu các quy định về phân loại hàng hóa nêu trên: căn cứ hồ sơ, tài liệu kỹ thuật, các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa nhập khẩu và liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục để được hướng dẫn cụ thể và xác định mã số phù hợp.
Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh trả lời để doanh nghiệp được biết.
Loại hình:Thuế xuất nhập khẩu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *