Bưu kiện gửi từ Pakistan

Tiêu đề:Bưu kiện gửi từ Pakistan
Hỏi:Tôi có mua 1 kiện hàng găng tay thủ môn từ Pakistan với mã vận đơn là eb019466117pk, địa chỉ nhận là 263 Nguyen Trai, thi tran My Tho, huyen Cao Lanh, Dong Thap (postal code: 874000). Xin hỏi tôi cần làm thủ tục gì, ở đâu để nhận hàng về. Xin cảm ơn.
P/s: Tôi không phải doanh nghiệp.
Trả lời:Phúc đáp câu hỏi trực tuyến của cá nhân có địa chỉ Email: nguyendanghoangduy@gmail.com về việc bưu kiện gửi từ Pakistan, Phòng Giám sát quản lý-Cục Hải quan TP.HCM có ý kiến như sau:
1/ Về thủ tục hải quan:
– Căn cứ khoản 2 Điều 5 Chương II Thông tư 49/2015/TT-BTC ngày 14/4/2015 của Bộ Tài chính:
“2. Hồ sơ hải quan đối với bưu gửi nhập khẩu bao gồm:
a) Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính;
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính;
b) Hóa đơn thương mại (nếu có): 01 bản chụp;
c) Vận đơn, trường hợp không có vận đơn thì người khai hải quan sử dụng mã số gói, kiện hàng hóa để khai hải quan hoặc nộp danh mục gói, kiện hàng hóa do doanh nghiệp lập: 01 bản chụp;
d) Giấy tờ khác, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật:
d.1) Giấy phép nhập khẩu đối với gói, kiện hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính;
d.2) Đối với gói, kiện hàng hoá thuộc diện phải khai tờ khai trị giá theo quy định của Bộ Tài chính, người khai hải quan khai và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan (sau đây gọi tắt là Hệ thống) dưới dạng dữ liệu điện tử, hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính tờ khai trị giá khi khai hải quan trên tờ khai giấy theo mẫu tờ khai trị giá ban hành kèm Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Trường hợp người khai hải quan xác định gói, kiện hàng hóa đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch, đồng thời đã khai thông tin trị giá trên Tờ khai hàng hóa nhập khẩu và Hệ thống tự động tính trị giá tính thuế thì người khai hải quan không phải khai và nộp tờ khai trị giá;”
– Căn cứ Mục a khoản 1, Mục a khoản 2 Điều 6 Chương II Thông tư 49/2015/TT-BTC ngày 14/4/2015 của Bộ Tài chính:
“Điều 6. Thủ tục hải quan giấy đối với bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu
1. Thủ tục đối với bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu không có thuế, hoặc được miễn thuế (dưới đây gọi là bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu không thuế)
a) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1) Thực hiện quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 3 Điều 4 Thông tư này;
a.2) Khai mỗi bưu gửi xuất khẩu, hoặc nhập khẩu không thuế trên một dòng và khai đầy đủ các nội dung quy định tại Bảng kê theo mẫu HQ01-BKHBC ban hành kèm theo Thông tư này;
a.3) Xuất trình hồ sơ và bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu không thuế để kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan Hải quan; và chứng kiến kiểm tra thực tế bưu gửi;

2. Thủ tục đối với bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu có thuế:
a) Trách nhiệm người khai hải quan
a.1) Khai riêng từng bưu gửi trên tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu giấy theo mẫu số HQ/2015/XK, hoặc tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu giấy theo mẫu số HQ/2015/NK quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính;
a.2) Xuất trình cho cơ quan Hải quan kiểm tra;
a.2.1) Hồ sơ hải quan đối với trường hợp được phân luồng vàng (luồng 2) hoặc
a.2.2) Hồ sơ hải quan và gói kiện hàng hóa đối với trường hợp được phân luồng đỏ (luồng 3);
a.3) Nộp thuế, lệ phí, các khoản thu khác theo quy định hiện hành;
a.5) Thực hiện các quyết định khác của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật;…”- Căn cứ khoản 1 Điều 7 Chương II Thông tư 49/2015/TT-BTC ngày 14/4/2015 của Bộ Tài chính:
“Điều 7. Thủ tục hải quan điện tử đối với bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu:
1. Trách nhiệm của người khai hải quan
a) Khai theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính;
b) Tiếp nhận thông tin phản hồi từ Hệ thống theo quy định tại Khoản 3 Điều 19 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính;
c) Căn cứ kết quả kiểm tra hải quan được thông báo tự động qua Hệ thống, người khai hải quan thực hiện quy định tại Điều 19 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính;
d) Khai bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính;
đ) Xuất trình cho cơ quan Hải quan kiểm tra:
đ.1) Hồ sơ hải quan đối với trường hợp được phân luồng vàng (luồng 2); hoặc
đ.2) Hồ sơ hải quan và gói kiện hàng hóa đối với trường hợp được phân luồng đỏ (luồng 3);
e) Thực hiện quyết định giải phóng hoặc thông quan bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Điều 33 và Điều 34 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính;
g) Thực hiện các quyết định khác của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật;
2/ Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể liên hệ với Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh (Địa chỉ: số 6 đường Thăng Long, P.4, Q.Tân Bình. TP.HCM) để được hướng dẫn cụ thể và giải quyết đúng thẩm quyền.Phòng Giám sát quản lý-Cục Hải quan TP.HCM trả lời để bạn biết và thực hiện.Trân trọng./.
Loại hình:Giám sát quản lý

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *